Giống như với đồ hi-end, âm thanh xe hơi đề cao sự phối hợp hài hoà về giá trị, công suất và chất lượng giữa đầu đọc, ampli, loa, hệ thống dây dẫn và các phụ kiện. Dĩ nhiên, dân mê âm thanh không thể thưởng thức hi-end trong những "thính phòng" mái tranh vách liếp, còn các quý ngài ngồi trên xe limousine cũng không "tiêu hoá" nổi thứ âm nhạc được phát bởi máy cassette. Chính vì lẽ đó mà dàn âm thanh tích hợp sẵn trên chiếc Toyota Altis luôn "quê" hơn hẳn thiết bị cùng chức năng trên chiếc Lexus, mặc dù chúng là con một nhà. Xét về tiêu chuẩn một phòng nghe, rõ ràng khoang sa-lon yên tĩnh, êm ái và sang trọng của chiếc Lexus xứng đáng và có khả năng tiếp nhận các trang âm hoàn hảo, tinh tế hơn với chiếc Altis.
Trình độ và khả năng chơi âm thanh trên xe hơi còn thể hiện ở cách tìm kiếm và trả giá cho thiết bị audio. Đồ hay và xịn bao giờ cuĩng hiếm và đắt, phải móc nối hay "bay" ra nước ngoài để "thửa" chúng. Đây là một thú chơi tinh tế, đòi hỏi năng lực thẩm âm, sự hiểu biết về thiết bị và kỹ thuật trang âm.
Hệ thống âm thanh được các nhà sản xuất chọn lắp cho một hạng xe sẽ được số đông chủ xe hạng đó chấp nhận. Theo logic này, đa số thân chủ của dòng xe phổ thông sẽ hài lòng và giữ nguyên các thiết bị audio tích hợp sẵn. Khi cao hứng, họ có thể chơi thêm một bộ subwoofer mà cả ampli, loa, tụ, dây... có giá từ 0,6-3 triệu đồng. Thế là có trầm có bổng, dù âm thanh có mỏng, gắt hay ù xì gì đi nữa cũng chẳng đáng so với tiếng ồn từ mặt đường, từ phố xá hay do chính chiếc xe gây ra.
Trên những mẫu xe sang hơn như Ford Modeo, Toyota Camry, BMW serie 3, Mercedes C-class, thiết bị trang âm đều thuộc loại khá, có chăng chúng thiếu đôi chút công suất hoặc tiếng bass. Phương án kinh tế nhất vẫn là giữ nguyên cấu hình có sẵn và bổ sung bộ loa đa tần số hiệu JBL hoặc Nakamichi. Hệ thống này bao gồm 2 cụm tách và khuếch đại tín hiệu xuất ra từ đầu đọc audio trên xe, mỗi cụm này cung cấp công suất 50W x 2 cho một loa mid-bass và loa treble. Nếu việc lắp đặt suôn sẻ, chủ xe tốn khoảng vài trăm USD và 30 phút đợi chờ. Nếu muốn âm thanh có nền và chắc khoẻ hơn để cảm nhận được xung âm từ lứng ghế hoặc vành lái, người ta chơi thêm một cụm siêu trầm.
|
Subwoofer của Infinity. |
|
Subwoofer của JBL. |
Trên thị trường mới xuất hiện hàng loạt subwoofer mẫu mã khỏe đẹp, âm thanh ấn tượng, thuộc các nhãn hiệu có đẳng cấp như JBL, Nakamichi và Infinity. Chúng hầu hết được thiết kế kiểu thùng loa tích hợp ampli, cọn gàng và có nhiều phương án gá bắt chắc chắn trong xe. Loại siêu trầm này đặc biệt thích hợp với dòng xe 7 chỗ (Escape, Zace, Premacy, Hi-Lander,...) vì chúng được thiết kế để có thể đặt lọt vào khe giữa lưng hàng thế thứ ba và cửa sau. Với hạng xe này, bỏ ra dưới 10 triệu để chơi thêm hệ thống siêu trầm chất lượng cao cũng là xứng đáng.
Yêu cầu đầu tiên của dân sành chơi với trang âm trên chiếc xe là thẩm định kỹ nhãn mác, chất lượng và giá cả của các thiết bị audio, chúng được chọn theo các chuẩn mực để phối hợp hài hoà với nhau, cả về tính năng và giá trị. Trong các tiêu chuẩn lựa chọn, bao giờ họ cũng đề cao sự tương xứng giữa xe và dàn âm thanh, về kinh tế và kỹ thuật. Một người am hiểu cũng biết rằng sự hài lòng sẽ chỉ là tương đối, vì tiền nào của nấy.
Yêu cầu quan trọng tiếp theo, thể hiện sự hiểu biết của dân chơi, là kiểm soát chất lượng lắp đặt hệ thống. Dây nguồn phải mềm, nhiều sợi nhỏ tết thành lõi lớn, dân lắp đặt car audio thường dùng sản phẩm nhãn hiệu Mavehike. Tất cả những phần tử có kết nối trực tiếp từ nguồn B+ (cọc + trên ắc-quy xe) phải có cơ cấu ngắt mạch để bảo vệ, nên sử dụng loại cầu chì tròn 30-32A (chuyên dùng cho âm thanh xe hơi). Các đầu giắc phải mạ vàng và được bấm đúng kỹ thuật bằng kìm chuyên dụng, các cọc dấu dây phải bắt chặt chẽ, gọn gàng. Nguồn của cụm subwoofer nhất thiết phải lắp tụ công suất phù hợp. Không nên sử dụng dây có mối nối phi tiêu chuẩn trong hệ thống, cũng như các cọc dấu xiết lỏng và các tiếp điểm bị oxy hoá, chúng sẽ gây nhiễu và làm mất ổn định hệ thống audio.
Chất lượng và quy cách đấu nối dây tín hiệu có thể quyết định tới 10-15% chất lượng âm thanh của một hệ thống audio. Để bảo toàn công suất và độ trung thực của tín hiệu xuất ra loa, người ta chế tạo những loại dây dẫn chuyên dùng để kết nối các phần tử trong hệ thống âm thanh, chúng được làm bằng kim loại nguyên chất (đồng, bạc, vàng,...), bọc bằng những chất liệu siêu bền, chống nhiễu, chịu nhiệt,... Giá của một mét dây trong hệ thống hi-end có thể lên tới hàng trăm USD. Đối với xe hơi, giá cuộn dây audio (5 m) cũng có thể dao động trong khoảng vài chục tới vài trăm nghìn đồng. Mavehike hoặc Pyle Link là những nhãn hiệu dây thường dùng. Dây loại này thường có các đầu giắc cắm hoặc càng cua tiêu chuẩn mạ vàng.
Đòi hỏi chất lượng cao hơn hẳn loại dây nguồn, dây tín hiệu cũng được khuyến cao sử dụng nguyên sợi, không nối, trích, tách bằng các công tắc phi tiêu chuẩn. Các bộ đôi loa trung/cao trên xe cần được lắp đúng bên trái/phải và trước/sau, sao cho khi chủnh balance trên đầu phát, hiệu ứng phân vùng trái/phải và trước/sau hoàn toàn tách bạch trong khoang xe. Vành gá loa, mặt lưới phải được bắt đủ ốc, cân đối và chặt chẽ, tránh hiện tượng rung, rè khi xe vận hành.
Cụm subwoofer nên đặt càng xa người nghe càng tốt, nếu xe có khoang hành lý, người ta thường giấu chúng trong đó. Với loại xe không có khoang hàng riêng (7 chỗ, minivan, SUV,...) nên đặt thùng bass ở sau lưng hàng ghế cuối. Nếu là bộ siêu trầm với ampli rời thì cụm khuếch đại nên được giấu gọn, bắt chắc chắn trên thành xe hoặc lưng ghế, chọn được nơi thông thoáng gió thì càng tốt. Trên ôtô, dàn âm thanh thường bị chi phối bởi các thiết bị điện, có tới hàng chục đầu dây đấu vào nguồn B+. Do vậy, thường xảy ra hiện tượng loa bị méo tiếng, nổ lục bục khi khởi động xe boặc bóp còi, thậm chí xuất hiện tiếng rít trong loa theo mức nhấn ga. Tình trạng này được xử lý bằng các tụ chống nhiễu chuyên dùng (Engine Noise Supressor), lắp bổ sung trên đường dây tới nguồn B+.
Theo �"tô - Xe máy, thú chơi âm thanh, dù ở thính phòng hay trên xe hơi, là một sân chơi có hai đường biên xa nhau vời vợi. Người ta có thể thiết lập trong khoang xe một hệ thống audio hài hoà, đầy đủ đầu đọc, ampli, loa treble/trung/bass, có khả năng làm hài lòng phần lớn thính giả, với giá trên chcj triệu. Nhưng một tay chơi sành điệu và giàu có cũng có thể chi tới vài ngàn USD để có một hệ thống gồm ngần ấy thứ gắn mác Alpine, Infinity, Nakamichi. Sự khác biệt về chất lượng âm thanh của hai hệ thống nói trên, với người thường có thể chỉ là ranh giới mờ nhạt, còn đối với những đôi tai chuyên nghe thẩm định thì lại là "một trời một vực". |